Đang thực hiện

Thành lập công ty tại Quảng Ninh

Thời gian đăng: 04/05/2016 09:37
     Luật Đông Á xin đưa tới dịch vụ thành lập công ty trọn gói trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực tư vấn doanh nghiệp, chúng tôi cam kết sẽ làm tất cả quý khách hàng hài lòng với chất lượng dịch vụ nhanh chóng và hiệu quả nhất. Để quý khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với dịch vụ của Luật Đông Á, chúng tôi xin đưa ra những bước tư vấn cơ bản để thành lập một doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
     Quảng Ninh là một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế thuộc hàng cao nhất cả nước hiện nay. Với những ưu đãi đặc biệt về thiên nhiên với vô vàn những danh thắng, bãi biển đẹp và được sự quan tâm phát triển cơ sở vật chất của Nhà nước, Quảng Ninh đang thực sự là một môi trường kinh tế thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận và thực hiện ý tưởng kinh doanh của mình.

 
thành lập công ty tại quảng ninh
                                                         Thành lập công ty tại Quảng Ninh

1. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

    Theo luật doanh nghiệp 2014, có các loại hình doanh nghiệp sau:
- Doanh nghiệp tư nhân.
- Công ty hợp danh.
- Công ty TNHH gồm:
    + Công ty TNHH một thành viên.
    + Công ty TNHH hai thành viên trở lên.
- Công ty Cổ phần.
    Tùy thuộc vào mục đích thành lập, yêu cầu hoạt động, số lượng thành viên góp vốn, quy mô tổ chức điều hành doanh nghiệp và các yếu tố khác mà Luật Đông Á sẽ tư vấn loại hình doanh nghiệp phù hợp nhất với nguyện vọng của quý khách hàng.

2. Đặt tên công ty

    Theo luật doanh nghiệp hiện hành thì khi thành lập công ty phải đặt tên theo quy định như sau:
- Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm hai thành tố theo thứ tự sau đây:
Loại hình doanh nghiệp. Tên loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân;
- Tên riêng. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, Các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.
- Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
-  Tên viết tắt của doanh nghiệp được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên viết bằng tiếng nước ngoài.
Luật Đông Á sẽ tư vấn cho quý khách hàng để hạn chế những rủi ro trong việc đặt tên như vi phạm điều cấm hay bị trùng tên với các công ty đã thành lập.

3. Địa chỉ trụ sở chính

    Đại chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp phải rõ rang, chi tiết đến số nhà, tên thôn xóm đường phố, tên đơn vị hành chính cấp xã, tên đơn vị hành chính cấp huyện, tên đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ngoài ra, doanh nghiệp còn bắt buộc phải đăng ký số điện thoại sử dụng.

4. Vốn điều lệ

    Số vốn điều lệ được ghi nhận trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài hàng năm.

     Vốn điều lệ được quy định chính là cơ sở để xác định tỷ lệ vốn góp hay sở hữu cổ phần trong công ty, qua đó làm cơ sở xác định quyền, lợi ích cũng như nghĩa vụ của các thành viên, các nhà đầu tư trong công ty. Điều này có nghĩa là thành viên trong cty sẽ chịu trách nhiệm trên toàn bộ phần vốn góp như đã đăng ký trong điều lệ công ty của mình khi công ty có xảy ra sự cố như phá sản thì lúc ấy thành viên sẽ chỉ thực hiện nghĩa vụ tài chính trả nợ đối với chủ nợ theo phần vốn góp đã đăng ký của mình mà thôi.

5. Ngành nghề kinh doanh

    Hiện nay, số lượng ngành nghề kinh doanh mà một doanh nghiệp có thể đăng ký là không giới hạn. Vậy nên, doanh nghiệp có thể đăng ký các ngành nghề mình đang kinh doanh và dự định sẽ kinh doanh trong tương lai. Lưu ý một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định, năng lực của người đứng đầu hay các ngành nghề liên quan tới yếu tố nước ngoài…

6. Người đại diện theo pháp luật

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp có thể do doanh nghiệp thuê thể hiện bằng hợp đồng lao động.
Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty đăng ký với vị trí là “người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp.
Trong nội bộ, người đại diện theo pháp luật quyết định các vấn đề quan trọng như việc tổ chức và điều hành hoạt động kinh doanh, tổ chức nhân sự, quản lý, sử dụng tài khoản, con dấu của doanh nghiệp.

7. Hồ sơ thành lập công ty

- Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh;
- Điều lệ Công ty;
- Danh sách thành viên/cổ đông (Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, Công ty Cổ phần)
- Danh sách chứng chỉ hành nghề đối với ngành nghề cần chứng chỉ;
Chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin chính xác và sẽ giúp bạn hoàn tất các thủ tục một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất. Đừng ngần ngại gọi ngay cho chúng tôi nếu vẫn còn thắc mắc về các thủ tục, quy trình, giấy tờ cần chuẩn bị trước khi thành lập công ty.

 
Tên của bạn (*)
Email (*)
Nội dung thông điệp (*)
Vui lòng nhập vào nội dung !
Mã ngẫu nhiên (*) captcha Vui lòng nhập vào mã ngẫu nhiên
Hỗ trợ trực tuyến
Hotline
0976 438 015
HotlineHotline
Văn phòng
(024).62 533 788
Văn phòngVăn phòng
  • undefined
  • Arrow left
  • Arrow next