Tư vấn thành lập công ty tnhh 2 thành viên trở lên
Thời gian đăng: 24/10/2015 05:21
Để giúp các cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh có quy mô nhỏ nắm được cơ hội kinh doanh trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Luật doanh nghiệp 2014 có hiệu lực đã tạo đà phát triển và mở rộng cho nhu cầu kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên là loại hình doanh nghiệp nhiều nhất và phổ biến nhất ở Việt Nam hiện nay.
Khi thành lập và đưa công ty đi vào hoạt động với loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp càn lưu ý những điểm sau khi thành lập công ty:
+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Thành viên trong công ty có quyền được chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; .
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
* 13 quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH hai Thành viên trở lên:
1.Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
2. Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
3. Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
4. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
6. Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
7. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
8. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
9. Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
10. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
11. Quyết định tổ chức lại công ty;
12. Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
13. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty.
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (mẫu quy định);
- Quyết định bằng văn bản về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (mẫu tham khảo);
- Bản sao biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (mẫu tham khảo).
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (mẫu tham khảo) hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư;
- Danh sách thành viên (mẫu quy định);
- Điều lệ công ty chuyển đổi (mẫu tham khảo);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của thành viên, người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 7.1 và 7.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp).
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian làm việc 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
Khi thành lập và đưa công ty đi vào hoạt động với loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp càn lưu ý những điểm sau khi thành lập công ty:
2. Đặc điểm công ty TNHH hai thành viên trở lên
+ Thành viên có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng thành viên không vượt quá 50;+ Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trongphạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
+ Thành viên trong công ty có quyền được chuyển nhượng phần vốn góp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014; .
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
+ Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần.
3. Thời hạn góp vốn khi thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên:
Luật Doanh nghiệp 2014 quy định rõ thời điểm góp vốn đối với loại hình Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Trong thời hạn 90 ngày ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Thành viên công ty chỉ được góp vốn phần vốn góp cho công ty bằng các tài sản khác với loại tài sản đã cam kết nếu được sự tán thành của đa số thành viên còn lại. Trong thời hạn này, thành viên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp như đã cam kết góp.4. Thay đổi vốn điều lệ:
Công ty TNHH hai Thành viên trở lên có quyền tăng- giảm vốn điều lệ của Công ty tùy theo điều kiện kinh doanh của Công ty.5. Cơ cấu quản lý:
Công ty TNHH hai thành viên trở lên có: Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Công ty trách nhiệm hữu hạn có từ 11 thành viên trở lên phải thành lập Ban kiểm soát; trường hợp có ít hơn 11 thành viên, có thể thành lập Ban kiểm soát phù hợp với yêu cầu quản trị công ty. Quyền, nghĩa vụ, tiêu chuẩn, điều kiện và chế độ làm việc của Ban kiểm soát, Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định.
6. Hội đồng thành viên:
Hội đồng thành viên gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết định cao nhất của công ty. Điều lệ công ty quy định định kỳ họp Hội đồng thành viên, nhưng ít nhất mỗi năm phảihọp một lần.* 13 quyền và nghĩa vụ của Hội đồng thành viên trong Công ty TNHH hai Thành viên trở lên:
1.Quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty;
2. Quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn;
3. Quyết định dự án đầu tư phát triển của công ty;
4. Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và chuyển giao công nghệ; thông qua hợp đồng vay, cho vay, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trongbáo cáo tài chính tại thời điểm công bố gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ hoặc giá trị khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty;
5. Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng thành viên; quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm, ký và chấm dứt hợp đồng đối với Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
6. Quyết định mức lương, thưởng và lợi ích khác đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và người quản lý khác quy định tại Điều lệ công ty;
7. Thông qua báo cáo tài chính hằng năm, phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc phương án xử lý lỗ của công ty;
8. Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty;
9. Quyết định thành lập công ty con, chi nhánh, văn phòng đại diện;
10. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty;
11. Quyết định tổ chức lại công ty;
12. Quyết định giải thể hoặc yêu cầu phá sản công ty;
13. Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
Lưu ý: Trường hợp cá nhân là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn bị tạm giam, bị kết án tù hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề theo quy định của Bộ luật hình sự, thành viên đó ủy quyền cho người khác tham gia Hội đồng thành viên công ty.
7. Hồ sơ thành lập công ty TNHH 2 thành viên trở lên
* Thành phần hồ sơ- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp do người đại diện theo pháp luật ký (mẫu quy định);
- Quyết định bằng văn bản về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (mẫu tham khảo);
- Bản sao biên bản họp về việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông (mẫu tham khảo).
- Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần (mẫu tham khảo) hoặc thỏa thuận góp vốn đầu tư;
- Danh sách thành viên (mẫu quy định);
- Điều lệ công ty chuyển đổi (mẫu tham khảo);
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc pháp nhân còn hiệu lực của thành viên, người đại diện theo ủy quyền và người đại diện theo pháp luật:
- Cá nhân có quốc tịch Việt Nam: Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu.
- Cá nhân có quốc tịch nước ngoài: Hộ chiếu.
- Thành viên là tổ chức:
- Một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân theo khoản 7.1 và 7.2 nêu trên của người đại diện theo ủy quyền và quyết định ủy quyền tương ứng (tham khảo nội dung ủy quyền tại Điều 48 Luật Doanh nghiệp).
- Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế;
- Mục lục hồ sơ (ghi theo thứ tự trên);
- Bìa hồ sơ (bằng bìa giấy mỏng hoặc nylon cứng không có chữ sử dụng cho mục đích khác).
- Tờ khai thông tin người nộp hồ sơ (mẫu tham khảo).
* Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Thời gian làm việc 5 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
8. Lưu ý khi làm hồ sơ thành lập doanh nghiệp
Không viết tay vào các mẫu để nộp hồ sơ; không sử dụng kim bấm để bấm hồ sơ, sử dụng ghim kẹp; in hồ sơ và các bản sao y giấy tờ chứng thực cá nhân, chứng chỉ hành nghề, các loại giấy tờ kèm theo phải sử dụng giấy khổ A4;
Các tin tức cùng chuyên mục: