Dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
Thời gian đăng: 23/05/2016 14:10
Dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện thể hiện sự tiết kiệm năng lượng khi sử dụng. Cũng như các bạn đã biết nồi cơm điện hiện nay là vật dụng không thể thiếu trong mọi gia đình, thậm chí nhiều gia đình còn sử dụng 2 3 nồi cơm cho nhiều mục đích như hầm, nấu cháo ...
- Việc thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, số 50/2010/QH12, ngày 28/6/2010, Hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
- Nghị Định 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hiệu lực từ ngày 15/5/2011.
- Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24/08/2011 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hiệu lực thi hành từ 15/10/2011.
- Quyết định số 51/2011/QĐ-Ttg ngày 12/09/2011 về Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, Hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2011.
- Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/4/2012 về Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.
- Nhãn năng lượng áp dụng cho nồi cơm điện là nhãn năng lượng so sánh theo 5 cấp được quy định trong TCVN 8252 : 2009, cấp 1 (1 sao) là mức có hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS), cấp 5 (5 sao) là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất.
Bước 2 : Luật Đông Á lập hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 3 : Đánh giá chứng nhận trong thời gian 10 ngày làm việc. Trên thực tế khoảng 1 ngày là có kết quả
Bước 5 : Hướng dẫn sử dụng nhãn năng lượng
Luật Đông Á sẽ hướng dẫn quý khách cách sử dụng nhãn năng lượng so sánh mức tiết kiệm năng lượng khi sử dụng, cách in nhãn sao cho đúng theo quy định của pháp luật. Luật Đông Á hướng dẫn ghi thông tin nhãn năng lượng trên nồi cơm điện.
1. Căn cứ pháp lý
Lộ trình dán nhãn năng lượng và áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu theo Quyết định số 51/2011/QĐ-Ttg ngày 12/09/2011 của Thủ tướng Chính phủ:- Việc thực hiện dán nhãn năng lượng tự nguyện được khuyến khích thực hiện đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2012.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2013 thực hiện dán nhãn năng lượng theo hình thức bắt buộc.
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2014 không được phép nhập khẩu và sản xuất các thiết bị có hiệu suất năng lượng thấp hơn mức hiệu suất năng lượng tối thiểu.
- Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, số 50/2010/QH12, ngày 28/6/2010, Hiệu lực từ ngày 01/01/2011.
- Nghị Định 21/2011/NĐ-CP ngày 29/03/2011 Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hiệu lực từ ngày 15/5/2011.
- Nghị định số 73/2011/NĐ-CP ngày 24/08/2011 về Quy định xử phạt vi phạm hành chính về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, Hiệu lực thi hành từ 15/10/2011.
- Quyết định số 51/2011/QĐ-Ttg ngày 12/09/2011 về Quy định danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng, áp dụng mức hiệu suất năng lượng tối thiểu và lộ trình thực hiện, Hiệu lực thi hành từ ngày 01/11/2011.
- Thông tư 07/2012/TT-BCT ngày 04/4/2012 về Quy định dán nhãn năng lượng cho các phương tiện và thiết bị sử dụng năng lượng.
2. Quy định dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
- Doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu nồi cơm điện khi đăng ký dán nhãn năng lượng là đảm bảo sự an toàn cho người sử dụng và chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nồi cơm điện.- Nhãn năng lượng áp dụng cho nồi cơm điện là nhãn năng lượng so sánh theo 5 cấp được quy định trong TCVN 8252 : 2009, cấp 1 (1 sao) là mức có hiệu suất năng lượng tối thiểu (MEPS), cấp 5 (5 sao) là cấp có hiệu suất năng lượng lớn nhất.
3. Quy trình thực hiện dán nhãn năng lượng
Bước 1 : Thử nghiệm mẫu : Luật Đông Á lấy mẫu mang đi thử nghiệm tại các phòng thử nghiệm, mỗi mẫu một sản phẩm. Thời gian thử nghiệm trung bình là 4 ngày làm việcBước 2 : Luật Đông Á lập hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng
Bước 3 : Đánh giá chứng nhận trong thời gian 10 ngày làm việc. Trên thực tế khoảng 1 ngày là có kết quả
- Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng nghiên cứu, phát triển hoặc bộ phận có chức năng tương tự;
- Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng vật tư hoặc bộ phận có chức năng tương tự;
- Đánh giá hoạt động đảm bảo chất lượng của phòng quản lý chất lượng (AQC);
- Thăm quan dây truyền sản xuất, phỏng vấn những người có trách nhiệm trên dây truyền sản xuất nhằm xác minh thêm nhận thức của người lao động và người quản lý sản xuất;
- Kết luận đánh giá.
Bước 5 : Hướng dẫn sử dụng nhãn năng lượng
Luật Đông Á sẽ hướng dẫn quý khách cách sử dụng nhãn năng lượng so sánh mức tiết kiệm năng lượng khi sử dụng, cách in nhãn sao cho đúng theo quy định của pháp luật. Luật Đông Á hướng dẫn ghi thông tin nhãn năng lượng trên nồi cơm điện.
4. Hồ sơ dán nhãn năng lượng cho nồi cơm điện
* Hồ sơ giới thiệu về Doanh nghiệp
- Giới thiệu chung về Doanh nghiệp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao có công chứng).
- Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
- Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm hàng hóa (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
* Hồ sơ kỹ thuật
- Danh mục các loại nồi cơm điện đăng ký dán nhãn năng lượng – xem mẫu Phụ lục 2.
- Bản sao của hợp đồng với các nhà cung cấp hàng hóa ở nước ngoài (đối với các nhà nhập khẩu) và Tờ khai hàng hóa nhập khẩu.
- Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao có đóng dấu xác nhận của Doanh nghiệp).
- Báo cáo thử nghiệm hiệu suất năng lượng do phòng thử nghiệm được Bộ Công Thương chỉ định cấp, thời hạn không quá 06 tháng từ ngày cấp.
- Phiếu cung cấp thông tin năng lực sản xuất nồi cơm điện - Phụ lục 3.
- Các chứng chỉ khác về quản lý chất lượng liên quan (ISO 9001, nếu có).
5. Báo cáo hàng năm
Hàng năm, doanh nghiệp được cấp chứng nhận và dán nhãn năng lượng phải lập báo cáo về số lượng, chủng loại phương tiện thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm theo mẫu tại Phụ lục 5 gửi về Tổng cục Năng lượng và Sở Công Thương nơi doanh nghiệp đóng trụ sở trước ngày 15 tháng 1 năm tiếp theo.Các tin tức cùng chuyên mục: