Tư vấn đăng ký logo
Thời gian đăng: 25/05/2016 13:50
Câu hỏi 1 của chị Trịnh Thị Hoa : Đăng ký logo / nhãn hiệu của Công ty có được sử dụng như nhãn hiệu hàng hóa hay không?
Luật Đông Á Trả lời
Việc đăng ký logo/ nhãn hiệu của doanh nghiệp/ cá nhân kinh doanh dưới dạng là tác phẩm mỹ thuật dứng dụng do Cục bản quyền tác giả- Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cấp Giấy chứng nhận thì chủ sở hữu Giấy chứng nhận logo/ nhãn hiệu đó vẫn được phép sử dụng gắn trên nhãn mác sản phẩm trong quá trình kinh doanh của mình. Tuy nhiên, về tính thương mại của việc đăng ký logo/ nhãn hiệu sẽ không được mạnh bằng so với việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ- Bộ Khoa học và Công nghệ cấp giấy chứng nhận.Câu hỏi 2 chị Nguyễn Thị Thủy - Cầu Giấy : Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu là bao lâu? Có được bảo hộ nhãn hiệu trên toàn thế giới hay không?
Luật Đông Á Trả lờiCăn cứ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) và các văn bản hướng dẫn liên quan thì Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu/ Giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu được cấp cho chủ sở hữu sẽ được bảo hộ trong vòng 10 năm, không giới hạn số lần gia hạn của chủ sở hữu.
Phạm vi bảo hộ của nhãn hiệu chỉ được phép bảo hộ trên phạm vi lãnh thổ của quốc gia nơi chủ sở hữu nhãn hiệu đó nộp đơn. Không được tự động bảo hộ tại các quốc gia khác trên phạm vi toàn cầu.
Trường hợp chủ đơn muốn đăng ký bảo hộ ngoài phạm vi lãnh thổ quốc gia mình thì chủ đơn sẽ phải nộp hồ sơ chỉ định vào quốc gia có nhu cầu kinh doanh thì mới được bảo hộ trên phạm vi vùng lãnh thổ quốc gia đó.
Câu hỏi 3 của anh Phạm Văn Chiến - Hà Đông : Nếu nộp đơn đăng ký độc quyền nhãn hiệu tại Việt Nam thì sau bao lâu chủ đơn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu?
Luật Đông Á Trả lờiTheo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các Thông tư hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ thì lộ trình thẩm định đơn nhãn hiệu nộp tại Việt Nam được thẩm định như sau:
Thẩm định hình thức: 1 tháng tính từ thời điểm nộp đơn, chủ đơn sẽ nhận được công văn chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức;
Công bố đơn: 2 tháng tính từ thời điểm chủ đơn nhận được công văn chấp nhận đơn hợp lệ về mặt hình thức. Đơn nhãn hiệu sẽ được đăng công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp của Cục Sở hữu trí tuệ boa gồm các thông tin: Thông tin của chủ đơn (Tên chủ đơn, địa chỉ); Thông tin về nhãn hiệu (mẫu nhãn hiệu); Thông tin về nhóm sản phẩm/ dịch vụ mà chủ đơn đăng ký;
Thẩm định nội dung: Sau thời điểm công bố đơn, đơn nhãn hiệu sẽ chờ đưa vào thẩm định nội dung. Thời hạn để có kết quả thẩm định nội dung là 6-9 tháng;
Trường hợp thẩm định nội dung đạt thì Chủ đơn sẽ nhận được Thông báo nộp phí cấp văn bằng của Cục Sở hữu trí tuệ- Sau khi hoàn thành việc nộp phí cấp văn bằng thì 1-2 tháng sau sẽ có văn bằng cho chủ đơn.
Việc nhận văn bằng có thể nhận trực tiếp tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc chuyển qua đường bưu điện.
Như vậy, tính từ thời điểm nộp đơn nhãn hiệu, sau khoảng 10-12 tháng chủ đơn sẽ nhận được văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.
Câu hỏi 4 của anh Đào Tấn Quang - Nam Định : Tại sao nhãn hiệu phải tra cứu trước khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền?
Luật Đông Á Trả lờiViệc tra cứu nhãn hiệu để đánh giá khả năng bảo hộ của nhãn hiệu là việc không bắt buộc theo quy định của Luật. Tuy nhiên, để tránh những rủi ro trong quá trình nộp đơn và theo đuổi đơn (12 tháng theo đuổi đơn ) tại Cục Sở hữu trí tuệ thì chủ đơn nên tiến hành các bước tra cứu- đánh giá xem nhãn hiệu/ logo có đăng ký được hay không.
Vì vậy, không phải quy định của Luật và các văn bản dưới Luật nhưng để hạn chế rủi ro thì trước khi nộp hồ sơ đăng ký độc quyền nhãn hiệu thì sẽ phải tiến hành các thủ tục tra cứu để biết được khả năng bảo hộ nhãn hiệu định nộp đơn có khả năng bảo hộ được hay không. Tránh việc lãng phí thời gian và chi phí nộp đơn tại Cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Câu hỏi 5 của chị Bùi Thị Bích - Đống Đa : Khi nhập hàng hóa sản phẩm từ quốc gia khác có được gắn nhãn hiệu và đăng ký nhãn hiệu của mình tại Việt Nam hay không?
Luật Đông Á Trả lờiViệc nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia khác về thị trường Việt Nam lưu thông và muốn gắn nhãn hiệu do Công ty tại Việt Nam là chủ sở hữu thì vẫn được phép tiến hành đăng ký và lưu hành sản phẩm đó mang nhãn hiệu tại Việt Nam. Tuy nhiên, trên bao bì sản phẩm vẫn phải tuân thủ các quy định về ghi nhãn mác sản phẩm (thông tin về nguồn gốc xuất xứ, thành phần…).
Các tin tức cùng chuyên mục: